Bưởi ruột hồng có chứa một lượng lớn vitamin A và beta carotene (một chất chống oxy hoá) giúp sáng và khoẻ mắt. Ngoài ra, mỗi quả bưởi còn có chứa 325mg kali, 25microgram folate, 40mg canxi,1mg sắt.
Nước bưởi chứa nhiều chất bổ dưỡng như các loại đường trái cây, đạm, béo, acid tannic, bêta-caroten và các chất khống Phospho, sắt, Calci, Kali, Magie.
Ngoài ra, còn chứa nhiều vitamin (B1, B2, C), trong đó hàm lượng vitamin C khá cao, gấp khoảng 10 lần so với quả lê. Các thành phần dinh dưỡng khác thì tương tự với các loại cây cùng thuộc họ cam, quít.
Tác dụng thực liệu
Đông y cho rằng mỗi bộ phận của quả bưởi đều có tác dụng riêng. Cơm bưởi vị ngọt, chua, tính mát, không độc, có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu. Vỏ ngoài chứa tinh dầu (vỏ trong thường dùng làm mứt), vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, lý khí, giảm đau. Hạt bưởi vị đắng, tính ấm, chứa chất béo, có tác dụng trị đau thoát vị bẹn, sa đì. Lá bưởi vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm.
Theo y học hiện đại, nước bưởi có chứa thành phần tựa như insulin, giúp hạ đường huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp. Vỏ chứa tinh dầu có tác dụng kháng viêm, làm giãn mạch. Kiểm chứng thực tế cho thấy ăn bưởi đều đặn sẽ giúp giảm cân và phòng chống được tiểu đường. Các nhà khoa học tại Bệnh viện Scripps (Mỹ) đã cĩ một thử nghiệm trong 12 tuần trên 2 nhóm: Một nhóm ăn nửa quả bưởi trước 3 bữa ăn trong ngày đã giảm từ 1,8-5 kg; Trong khi nhóm uống 1 ly nước bưởi ép trước mỗi bữa ăn chỉ giảm 1,65 kg. Lý do vì bưởi có công dụng làm giảm lượng insulin khiến cơ thể không cảm thấy đói (lượng insulin cao sẽ kích thích vùng não gây cảm giác đói). Ngoài ra, một khi giảm cân, cơ thể không phải chịu sức ép lớn từ insulin nên việc ăn bưởi thường xuyên sẽ giúp kiểm sốt được bệnh tiểu đường. Riêng những bệnh nhân đang trong quá trình uống thuốc hạ huyết áp hay thuốc giảm đau, nếu ăn bưởi sẽ giúp làm tăng công dụng trị bệnh của thuốc.
Vỏ ngoài của bưởi chứa nhiều tinh dầu như một số loại trái cây Citrus khác thuộc họ Cam quít (Rutaceae) gồm d-limonen, a-pinen, linalool, geraniol, citral...; Chúng có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá và trị cảm cúm. Vỏ bưởi thường được dùng trong liệu pháp nấu nồi xông giải cảm. Ngồi ra, vỏ bưởi còn chứa nhiều flavonoid như naringosid, hesperidin, diosmin, diosmetin, hesperitin... có tác dụng bảo vệ thành mao mạch, giảm tính thấm, giúp cho mao mạch đàn hồi và bền vững hơn. Từ đó giúp ngăn ngừa những tai biến do vỡ các mao mạch, gián tiếp giúp hạ huyết áp. Một số người còn dùng vỏ ngoài quả bưởi xoa trên da đầu để kích thích lô chân lông phòng bệnh hói đầu hay rụng tóc.
Món ăn chữa bệnh
1. Chữa ho nhiều, đàm khí nghịch:
- Cơm bưởi 100g, rượu gạo 15ml, mật ong 30ml, chưng cách thủy cho chín nhừ, mỗi ngày ăn 1 lần.
- Cơm bưởi cắt nhuyễn cho vào bình, ngâm rượu, đậy kín 1 đêm, nấu nhừ, dùng mật ong trộn đều, ngậm nuốt thường xuyên.
2. Rối loạn tiêu hoá, thai phụ miệng nhạt, nước dãi trào ngược:
- Cơm bưởi 60g, ăn hết một lần, mỗi ngày ăn 3 lần.
- Nước bưởi, mỗi lần dùng 50g, ngày 3 lần, dùng liền 5 ngày.
- Bưởi 5-8 quả ép lấy nước, dùng lửa nấu đặc, thêm 500g mật ong, 100g đường phèn, 10ml nước gừng tươi, cùng nấu thành dạng cao, để nguội đựng trong lọ. Mỗi lần dùng 15ml, ngày 2 lần, dùng liền 5 ngày.
3. Hơi miệng, giải rượu:
- Cơm bưởi 100g, nhai nuốt dần dần.
- Bưởi 1 quả, lấy nước, vỏ quít 10g, gùng tươi 6g, thêm đường đen lượng vừa nấu chung, mỗi ngày dùng 1 liều, dùng liền trong 5 ngày.
4. Trẻ đau trướng bụng hay ăn không tiêu dẫn đến tiêu chảy:
Mứt bưởi 15g (vỏ bưởi rửa sạch, cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, dùng nước sôi nấu một lát, vắt nước, ngâm trong đường 1 tuần). Lấy nước mứt nuốt dần, mỗi ngày 3 lần, dùng liền 5 ngày.
5. Say tàu xe hay rối loạn tiêu hóa, miệng nhạt buồn nôn do cảm :
Mứt bưởi 30-60 g, nhai nuốt dần.
6. Đau khớp hay té ngã sưng đau :
Vỏ tươi 250g, gừng tươi 30g, cùng băm nhuyễn, đắp tại chỗ, mỗi ngày thay 1 lần.
7. Dị ứng ngoài da hay mẩn ngứa không rõ nguyên nhân :
Bưởi da xanh 1 quả, cắt bổ nguyên quả, nấu nước thoa rửa tại chỗ, mỗi ngày làm 3 lần, đồng thời có thể ăn bưởi 60g, mỗi ngày 3 lần.
8. Thoát vị bẹn, sa đì:
Hạt bưởi 15g, băm nhuyễn nấu nước uống, ngày uống 1 lần vào sáng và chiều.
9. Bong gân, sưng khớp do lạnh, chấn thương :
Lá bưởi không kể liều lượng, nướng chín để nắn, xoa bóp hay nấu nước xông và ngâm tại chỗ.
Vị thuốc dân gian
BS Công Đức - Ngọc Anh trên báo Dân trí bổ sung thêm cách sử dụng bưởi làm phương thuốc dân gian.
10. Bị hóc xương cá
Khi hóc xương cá, nên đập dập hạt bưởi rồi hoà vào nước sôi để uống. Cũng có thể đun hạt bưởi với lá nam thiên uống.
11. Bị gai đâm không nhổ ra được
Nướng cháy hạt bưởi rồi đánh với cơm vừa chín thành bột hồ, bôi lên chỗ bị gai đâm. Khi đó, có thể lấy gai ra được.
12. Chốc đầu
Để trị bệnh chốc đầu ở trẻ em, lấy hạt bưởi bóc vỏ cứng đốt thành than, nghiền nhỏ và rắc lên vùng tổn thương, mỗi ngày 1 - 2 lần, liên tục trong 6 ngày.
13. Ho
Người già bị ho hen nên dùng cùi bưởi thái nhỏ, hấp cách thủy với kẹo mạch nha hoặc mật ong, ngày ăn 2 lần vào buổi sáng, mỗi lần một thìa. Hoặc thái chỉ cùi bưởi, hãm với nước sôi uống thay trà.
14. Sảy thai và đau bụng sau khi sinh
Với phụ nữ bị sảy thai hoặc đau bụng sau khi sinh, cách tốt nhất là nấu nước vỏ bưởi uống. Nếu kinh nguyệt không đều sau khi sinh thì có thể đập nát hạt bưởi hoà với nước uống.
15. Bạch hầu
Hàng ngày, lấy 3 hạt bưởi phơi khô, đun lấy nước uống để trị bệnh bạch hầu.
16. Phong thấp
Những người bị bệnh phong thấp nên thường xuyên tắm bằng tinh dầu bưởi vì các chất trong tinh dầu bưởi có tác dụng kích thích tuần hoàn máu dưới da. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng hạt bưởi nướng cháy, sau đó đun thành nước uống hàng ngày.
Thu Hà trên báo Dân trí, dẫn nguồn Dawn, bổ sung thêm thông tin về công dụng chữa bệnh của Bưởi.
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn bưởi giúp tiết nước bọt và dịch vị, vì thế có khả năng "hỗ trợ” hệ tiêu hoá.
Bạn có thể ăn bưởi hay uống nước ép từ bưởi đều đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn và hay "ứng phó” với nhiều căn bệnh khác có liên quan do việc dư thừa axit gây nên.
Bưởi cung cấp một lượng lớn chất xơ, có tác dụng chống lại bệnh táo bón, và được xem như một loại "thực phẩm chức năng”. Bởi nó có thể ngăn ngừa bệnh lỵ , bệnh tiêu chảy, bệnh viêm ruột non.
Theo các chuyên gia, bưởi được coi như một loại " thần dược”, nhất là đối với bệnh nhân mắc tiểu đường. Các chuyên gia khuyên bạn nên thường xuyên ăn bưởi để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thêm vào đó, các bệnh nhân tiểu đường cũng được khuyến khích nên ăn 3 phần bưởi mỗi ngày để cải thiện tình hình. Và người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường cũng nên áp dụng lời khuyên trên.
Bưởi có thể điều trị bệnh cúm. Ngoài ra bưởi còn dùng làm giải khát và có tác dụng hạ sốt.
Trong bưởi có chứa "quinine”, rất hữu ích trong việc điều trị bệnh sốt rét và chứng cảm lạnh. Đặc biệt, có khả năng giảm căng thẳng và mệt mỏi. Chỉ bằng cách đơn giản sau, bạn hãy uống một cốc nước ép bưởi lẫn với nước chanh vắt, sẽ thấy ngay hiệu quả.
Ngoài ra, người áp dụng chế độ ăn kiêng cũng nên ăn bưởi thường xuyên, bởi lẽ bưởi có khả năng "đốt cháy” các chất béo và calo dư thừa.
Hấp dẫn hơn nữa là khi các nhà khoa học đã minh chứng rằng bưởi có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, do có chứa một lượng lớn lycopene (chất chống oxy hoá). Các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm trực tiếp với 48.000 bác sĩ, các bác sĩ đã áp dụng một chế độ ăn uống với 10 phần thực phẩm giàu lycopene hàng tuần. Kết quả thu được đã khiến các nhà khoa học không khỏi ngỡ ngàng, bởi 50% trong số họ khó hoặc hầu như không có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.
Không chỉ dừng lại ở đó, người ta còn tìm thấy trong bưởi có chứa axit phenolic, chất này có thể ngăn chặn một số bệnh ung thư chết người, và các bệnh mãn tính khác như bệnh viêm khớp, bệnh luput.
Từ những dấu hiệu khả quan trên, các chuyên gia đầu ngành đã bắt tay vào những công trình nghiên cứu đầy hứa hẹn, nhằm mục đích điều chế ra các loại thuốc, chiết xuất chính từ bưởi giúp ngăn ngừa bệnh tim, chàm bội nhiễm và giảm hàm lượng cholesterol.
Công trình nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí răng miệng Bristish Dental Journal của Anh còn cho biết ăn bưởi sẽ có tác dụng chống lại bệnh viêm lợi rất hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu có được, nếu một bệnh nhân viêm lợi ăn khoảng 2 quả bưởi mỗi ngày thì chỉ trong vòng 2 tuần bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể, tình trạnh chảy máu ở chân răng sẽ không còn nghiêm trọng nữa.
Nguyên nhân, theo các nhà khoa học, là do trong bưởi chứa nhiều vitamin C, có tác dụng làm lành các vết thương nhanh và giảm thiểu tác hại của một số phân tử gốc tự do không bền. Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chỉ diễn ra trong vòng 2 tuần với sự tham gia của 58 bệnh nhân viêm lợi mãn tính, nhưng kết quả thu được là hoàn toàn đáng tin cậy. Các nhà khoa học cho biết, ảnh hưởng có lợi của việc ăn bưởi lên bệnh nhân viêm lợi hút thuốc và không hút thuốc là ngang nhau.
Trước thời gian tham gia vào chương trình nghiên cứu, hầu như tất cả các bệnh nhân đều có lượng vitamin C trong huyết tương thấp, trong đó lượng vitamin này ở những bệnh nhân hút thuốc thấp hơn 29% so với bệnh nhân không hút thuốc. Sau 1 ngày với 2 quả bưởi được ăn, lượng vitamin C đã tăng lên đáng kể với tỷ lệ gần gấp đôi ở những bệnh nhân viêm lợi hút thuốc.
Các nhà khoa học cho biết, lượng vitamin C trong mỗi quả bưởi là khá lớn, khoảng 92,5 mg. Mặc dầu vậy cơ thể của chúng ta không thể hấp thụ một lượng vitamin C lớn trong một khoảng thời gian ngắn, nên phải chú ý đến việc ăn uống hàng ngày để vitamin C được hấp thụ đều đặn. Đặc biệt sau khi ăn bưởi, chúng ta không nên đánh răng ngay lập tức vì như thế dễ làm hỏng men răng.