LONG GIANG AGRICUTURAL PROCESSING CO., LTD.
 

Hướng đi mới cho rau Đà Lạt

Hướng đi mới cho rau Đà Lạt
Hướng đi mới cho rau Đà Lạt
ANNAMPHU.COM »
09/07/2014 | 16:28
Xây dựng thương hiệu, quản lý và phát triển nhãn hiệu Rau Đà Lạt hiện đang được Sở NN-PTNT, UBND thành phố Đà Lạt và các ngành, các địa phương có liên quan đặc biệt quan tâm. Đây là điều kiện cần và đủ để lĩnh vực sản xuất rau của Đà Lạt và vùng phụ cận tiếp tục phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Xây dựng thương hiệu, quản lý và phát triển nhãn hiệu Rau Đà Lạt hiện đang được Sở NN-PTNT, UBND thành phố Đà Lạt và các ngành, các địa phương có liên quan đặc biệt quan tâm. Đây là điều kiện cần và đủ để lĩnh vực sản xuất rau của Đà Lạt và vùng phụ cận tiếp tục phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hiện tại mỗi năm toàn tỉnh sản xuất được khoảng 43.598 ha rau các loại với sản lượng gần 1,3 triệu tấn. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân về chất lượng và quy mô sản xuất, phần lớn sản lượng rau sản xuất hàng năm mới được tiêu thụ tại chỗ và một số thị trường trong nước như các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam bộ, chỉ có một sản lượng rất nhỏ được xuất khẩu với kim ngạch 13,5 triệu USD/ năm. Vì sao tình trạng này chậm được cải thiện?

Chất lượng thấp đang là lực cản rau Đà Lạt vươn xa. Qua số liệu của Sở NN-PTNT thì tuy có diện tích và sản lượng rau lớn, nhưng diện tích và sản lượng rau hội đủ các tiêu chuẩn xuất khẩu của tỉnh lại không nhiều: hiện tại chỉ mới có 1,5% diện tích rau (tương đương 600 ha) của vùng Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương được trồng trong nhà lưới nhà kính theo quy trình nông nghiệp công nghệ cao. Hơn nữa, trên 90% diện tích rau đang có của tỉnh được canh tác theo mô hình nông hộ nên chất lượng không đồng đều, sản lượng nhỏ và manh mún nên không đáp ứng các đơn hàng có khối lượng lớn, chất lượng cao của thị trường nhập khẩu. 

Quy mô sản xuất nhỏ, nên việc áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất gặp nhiều khó khăn, vì vậy tuy đã có tới 59 cơ sở sản xuất được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, 17 đơn vị được cấp giấy chứng nhận Global GAP, 73 đơn vị được cấp giấy chứng nhận ViệtGAP… nhưng diện tích rau an toàn lại chỉ mới có 400 ha.

Thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tới địa bàn tổ chức sản xuất - thu mua - chế biến - xuất khẩu rau, thành lập các mô hình kinh tế tập thể có quy mô sản xuất lớn hơn về diện tích và sản lượng, liên kết với các địa phương tiêu thụ rau cho nông dân đang được các địa phương vùng chuyên canh rau triển khai trong những năm gần đây và bước đầu đã có kết quả. Qua thống kê của Sở NN-PTNT thì vùng rau Đà Lạt và phụ cận hiện có 13 hợp tác xã khép kín từ canh tác - thu hoạch - sơ chế và tiêu thụ rau, 31 doanh nghiệp - cơ sở (trong đó có 15 doanh nghiệp nước ngoài) chế biến rau tiêu thụ nội địa kết hợp với xuất khẩu. Đã có một vài mô hình kinh tế tập thể, mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ rau hoạt động sản xuất- kinh doanh có hiệu quả cao như Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Anh Đào, Hợp tác xã Rau an toàn Xuân Hương (Đà Lạt), Trang trại Phong Thúy (Đức Trọng). HTX DVNN Anh Đào năm 2010 đã tiêu thụ được cho xã viên 6.000 tấn rau, trong đó 80% (khoảng 4.800 tấn) cung ứng cho các siêu thị, 20% còn lại được bán lẻ ở các cửa hàng của HTX; với doanh thu đạt 45 tỷ đồng, năm qua, thu nhập bình quân ở HTX này đạt 3 triệu đồng/ lao động/ tháng. Để tìm hướng tiêu thụ mới và ổn định cho cây rau Đà Lạt nói riêng và rau Lâm Đồng nói chung, từ hiệu quả của các mô hình HTX, gần đây Dự án Cạnh tranh ngành nông nghiệp (Sở NN-PTNT) cùng với đầu tư nâng cao chất lượng rau thông qua việc chuyển giao khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất cho các HTX rau, đã đầu tư xúc tiến việc hình thành các liên minh sản xuất rau với thành viên là các HTX chuyên canh rau; Sở NN-PTNT cũng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành trực thuộc như Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng nông- lâm sản và thủy sản phối hợp với Liên minh HTX tỉnh… ký kết hợp đồng liên tịch với các cơ quan chuyên ngành thuộc Sở NN-PTNT thành phố Hồ Chí Minh trong việc tiêu thụ rau an toàn với nhãn hiệu Rau Đà Lạt cho nông dân. 

Thành lập các liên minh sản xuất có quy mô và sản lượng sản xuất lớn, nâng cao chất lượng nông sản, và liên kết với các địa phương có thị trường tiêu thụ lớn để tiêu thụ rau cho nông dân chính là hướng đi mới, hướng về thị trường trong nước cho cây rau Đà Lạt - Lâm Đồng, trong khi vẫn tiếp tục xúc tiến tìm kiếm thêm thị trường ngoài nước.

Theo SAVEFOOD

Top   Back  
 
Comments, share this post
Full name     Email  
Title     Security code  
 
NEWS
Công dụng của Xoài Cát - 09/07/2014
 
Newsletter
Contact information

LONG GIANG AGRICUTURAL PROCESSING CO.,LTD
No 130 Kha Van Can, Linh Trung, Q.Thu Duc,
HoChiMinh City, Vietnam
Factory: Hoa Phuc Hamlet, Hoa Khanh Village, Cai Be Town, Tien Giang Province, Vietnam

Hot products
  • FROZEN FRUIT, FROZEN DURIAN PUREE GOOD PRICE
  • COFFEE
  • DRIED FRUIT
Hello,